Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

Friday, June 24, 2005

 

Đâu là Linh đạo Nền tảng cho Giáo hội? - Bài 3

(tiếp theo)


Một Hướng Nhìn Mới về Đời Sống


Mở đầu cho tiểu mục này, linh mục Morwood đưa ra nhận định thật thiết thực với Giáo hội Công giáo khi hầu hết mọi tín hữu Công giáo thiếu khả năng hiểu biết và sống với sứ điệp của Lễ Hiện Xuống. Đây là một trong những hiệu quả tai hại trong Giáo hội Công giáo. Thực sự các tín hữu Công giáo có xác tín mãnh liệt chân lý mà Thánh Phaolô đã xác quyết: "Anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Chúa ở trong anh em" (1Cr 3:16) không? Kết quả lâu dài sẽ rất tốt đẹp nếu như trong suy tư của mỗi tín hữu cũng như trong các cử hành phụng vụ Giáo hội đã chấp nhận rộng rãi và phổ biến sâu rộng chân lý nên tảng này trong Giáo hội.

Một trong những tảng đá lớn ngăn chặn bước tiến của Thánh Thần chính là thái độ đã ăn sâu trong đầu óc mỗi tín hữu khi chúng ta tin Thiên Chúa, Chúa Giêsu, giáo hoàng, hoặc một tín lý nào đó và cho đó quan trọng hơn là chúng ta tin nơi chính chúng ta. Niềm tin của chúng ta nơi tín lý và tuân phục giáo luật được Giáo hội chú tâm đào tạo hơn là chúng ta được hướng dẫn về linh đạo xác quyết về sự linh thánh nơi chính bản thân chúng ta. Điều đó sản sinh ra chúng ta là những phần tử trung thành của Giáo hội, nhưng lại hạn chế khả năng và hoạt động tự do của Thánh Thần Chúa trong chúng ta.

Thánh Phaolô đã xác quyết nổi bật chân lý là cũng Thánh Thần đã hoạt động nới Chúa Giêsu thì cũng hoạt động nơi các tín hữu và như vậy giờ đây nhiệm vụ của mỗi tin hữu là phải duy trì Thánh Thần này hiện hình bằng nhiều phương cách khác nhau. Chân lý này đặt Giáo hội ngày nay phải đối diện với trách vụ: xác quyết sự linh thánh trong đời sống của mỗi tín hữu. Và điều này phải được phải được nhắc đi nhắc lại một cách kiên trì, nồng nhiệt và vững tâm, chứ không phải thỉnh thoảng khuấy động lên một chút rồi im bặt luôn. Chân lý nền tảng này phải trở thành điểm nổi bật trong các bài giảng thuyết, trong nghi lễ phụng vụ để làm thế nào mỗi tín hữu cảm nghiệm được sự hiện diện sống động của Thánh Thần trong đời sống.

Và chỉ như thế, như Thánh Phaolô, Giáo hội mới thách thức các tín hữu phải làm chứng nhân cho những gì họ tin tưởng về chính họ. Nếu các tín hữu chưa có niềm tin và xác quyết này, đó là sai sót của Giáo hội đã chưa thách thức họ. Và đây là một lỗi lầm quan trọng của Giáo hội đang tác động trên mọi trình cấp khi đòi hỏi mọi tín hữu phải đảm trách công tác và trách vụ cũng như đưa ra những quyết định mà không đào tạo họ trên một nền linh đạo vững chắc.

Chúng ta muốn nhìn xem linh đạo này đã thể hiện thế nào và tạo ra được bao điều kỳ diệu trong đời sống của các tín hữu, chúng ta hãy trở lại nhìn xem thời Thánh Phaolô đi truyền đạo. Thánh nhân thuyết phục các tín hữu là có một "Tạo Dựng Mới" được thiết lập nơi mỗi người đang trở thành chi thể của Thân Thể Chúa Giêsu, mỗi người đều chứa đựng Thần Linh Chúa và BÂY GIỜ là thời điểm phải làm thể hiện các hoa trái của Chúa Chúa Thánh Linh cho mọi người nhìn thấy. Với tầm nhìn về đời sống như thế, Thánh Phaolô đã tách rời ra khỏi việc sống lệ thuộc vào luật lệ trong bao thế kỷ trước đó.

Trung tâm cho nền linh đạo được phác hoạ ở đây chính phải tin rằng thần linh không phải là một thực tại chỉ hiện hữu trên "thiên cung" hoặc thực tại mà chúng ta gọi là Thiên Chúa chính là thực tại hiện hữu ở một nơi nào khác nữa. Thực tại Thiên Chúa đang thấm nhập cuộc sống của chúng ta đấy. Nhân loại hay nơi các tạo vật khác đều tràn đầy thần linh. Điều kỳ diện duy nhất của nhân loại là phải cần suy tư và thẩm định được giá trị của chân lý này. Nếu mọi người làm được chuyện này, lúc đó họ mới có thể kiến tạo vương quốc Thiên Chúa như Chúa Giêsu cũng như Giáo hội mong muốn là "một vương quốc của chân lý, của sức sống, của thánh thiện và ân sủng, của công chính, yêu tương và hòa bình" (Lời kinh Tiên Tụng trong lễ Chúa Giêsu Vua). Nhưng nếu chúng ta vẫn còn duy trì một linh đạo cho rằng Thiên Chúa và các thực tại thần thánh hiện diện ở một nơi nào khác hơn là cung lòng chúng ta và một nền thần học luôn luôn nhấn mạnh đến Chúa Giêsu khác biệt hẳn chúng ta vì Ngài là Thiên Chúa, khi đó, chúng ta chưa thể kiến tạo được một vương quốc như trên.

Như vậy, là các Kitô hữu, chúng ta cần tin rằng nhờ Chúa Giêsu chúng ta đã tiếp nhận được những tầm nhìn tuyệt diệu về mối giây thân tình giữa Thiên Chúa với loài người chúng ta. Đó là tin mừng cho chúng ta và chúng ta cần hành động để chia sẻ tin vui này, vì chúng ta tin tưởng tin mừng này có khả năng chuyển đổi cuộc sống con người và những mối giây thân tình thêm tốt đẹp hơn. Tin mừng này sẽ giúp chúng ta trả lời cho những câu hỏi nền tảng con người ưu tư về đời sống và mục đích đời người. Tin mừng này sẽ giúp chúng ta có những tầm nhìn thâm sâu và hiểu biết rộng rãi thích ứng với những kiến thức khoa học của thời đại và vũ trụ. Sứ điệp Kitô giáo đang đứng trước thử nghiệm của thời cuộc và những thay đổi lớn lao trong xã hội và thế giới. Sứ điệp này phải sẵn sàng đối diện với bất cứ một thế giới quan nào thay đổi. Và thật đáng tội nghiệp nếu như Kitô giáo khi phải đối diện với một thế giới như thế trong lúc mình chưa chứng tỏ được niềm xác tín nơi mình.

Linh mục Morwood chứng mình cho chúng ta rằng những tầm nhìn thâm sâu và những tin mừng kia mà linh đạo chúng ta cần duy trì cho sống động và thăng tiến đã được tìm thấy nơi chứng tá của các cộng đoàn tiên khởi Kitô giáo. Phải chăng những niềm xác tín của các tiền nhân không trở thành các tiêu chuẩn cho linh đạo chính cống của chúng ta sao? Những niềm xác tín đó quả thật trong sáng, cương quyết và thách thức:

Các ngài tin rằng thần linh Chúa tác động nơi các ngài và cũng muốn các ngài phải tác động một cách gan dạ như chính thần linh ấy đã tác động nơi con người Chúa Giêsu.

Các ngài tập trung tưởng nhớ đến Chúa Giêsu không phải trong quá khứ, nhưng ngay BÂY GIỜ. Thần lực của Chúa Giêsu Phục Sinh đang tác động trong các ngài là một thần lực uy dũng. Các ngài làm chứng tá cho sự hiện diện của thần lực này. Các ngài là làm hiện diện Chúa Giêsu giữa xã hội và thế giới.

Các ngài toát ra vẻ thánh đức trong đời sống thường ngày.

Các ngài hoàn toàn sống nếp sống dấn thân bình đẳng thực sự.

Các ngài hoàn toàn dấn thân phục vụ. Các ngài có nhận thức nghiêm chỉnh là AI là người hành xử quyền bính và CÁCH THỨC hành xử cần phải như thế nào. Nền tảng cho nhận thức này chính là niềm tin nơi mỗi người đều là "Thân Thể Chúa Giêsu" và như vậy không ai có quyền làm vương tướng nơi Thân Thể Giáo hội như kiểu nơi người tà đạo.

Thân ái, tiếp đón, niềm nở là lối sống của các thành phần trong Thân Thể này khi đến gặp nhau trong các cộng đoàn.

Họ có tầm nhìn thâm sâu về Thiên Chúa và Chúa Giêsu là ai và họ thông đạt cho nhau những hiểu biết và cảm nghiệm này.

Có sự bình đẳng thực sự nơi cách thức họ cử hành sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa họ nơi Thánh Thể. Để duy trì "trật tự thánh thiện" một người nào đó được đề cử đứng ra chủ tọa nghi lễ, nhưng người đó không sống biệt lập khỏi đời sống bình thường trong cộng đoàn.

Thánh Thể và đời sống Kitô hữu quan tâm chặt chẽ tới người nghèo khổ. Các tiên tri của Cựu Ước đã xác định rõ ràng Thiên Chúa không quá quan tâm tới nghi lễ hoặc việc dâng hiến. Tiên tri Amos đưa ra lời trách móc của Thiên Chúa về những việc phụng tự chỉ mang tính chất hình thức bề ngoài:
"Lễ lạt của các ngươi, Ta chán ghét khinh thường;
hội hè của các ngươi, Ta chẳng hề thích thú.
Các ngươi có dâng lên Ta của lễ toàn thiêu. ..
những lễ vật của các ngươi, Ta không vui nhận,
chiên bò béo tốt các ngươi đem hiến tế, Ta chẳng đoái hoài.
Hãy dẹp bỏ tiếng hát om sòm của ngươi
Ta không muốn nghe tiếng đàn của ngươi nữa.
Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào,
cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn" (Am 5:21-24).


Phải chăng ở đây linh mục Morwood không đặt lại vấn đề Giáo hội Công giáo quá tập trung vào việc thờ phượng nơi thánh đường để rồi hầu như không chú tâm vào việc đào tạo người tín hữu sống với việc thờ phượng Thiên Chúa trong tâm hồn? Có thể vì quyền lợi của tầng lớp giáo sĩ và vì muốn duy trì vẻ bề thế bên ngoài của Giáo hội mà rồi Giáo hội không cổ võ rộng rãi và thâm sâu lối sống thờ phượng và tận hiệp với Chúa trong cung lòng mỗi tín hữu?

Một câu hỏi đầy thách thức với người Công giáo ngày nay là phải chăng các xứ đạo, các tập thể đang sống tách biệt với các sinh hoạt bình thường ngoài xã hội, nhất là với những người nghèo khổ? Bernard Cooke trong bài thuyết trình trước công chúng tại Boston College được ghi lại trong cuốn "Eucharist and the Call to Justice" đã đặt ra câu hỏi cho mọi người là phải chăng Kitô giáo đã "đánh mất linh hồn của mình?" Theo quan điểm của ông, người Công giáo đã leo lên bậc thang thành công kinh tế và từ đó ít quan tâm đến cách cư xử xã hội đối với những người bất hạnh. Phải,người Công giáo bên ngoài tỏ ra thật hào hiệp đấy, nhưng sức mạnh hiệu lực và tình thương của Chúa cũng như những người nắm giữ uy quyền đạo giáo xem ra đã chống lại các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế và gây bất lợi cho nhiều người một cách có hệ thống.

Phần nhiều nền luân lý của chúng ta chú tâm đến đời sống cá nhân. Nếu chúng ta còn đặt trọng tâm như thế, ngày nay chúng ta đang bị thách thức cũng phải tập trung vào các hệ thống xã hội và các chiến lược kinh tế hiện nay đang vận dụng, khai thác và hạ thấp nhân phẩm con người. Sức mạnh hiệu lực và tình thương Chúa phải được chúng ta đem ra thể hiện và Thánh Thể công bố cho chúng ta rằng chúng ta phải trở thành sự hiện diện linh thánh này. Nếu Thánh Thể không dẫn dắt chúng ta đến ý thức này và hành động này, thì rồi đây Thánh Thể của chúng ta chỉ còn là hình thức giả mạo mà thôi.

* Vị trí của cầu nguyện (tiếp theo kỳ tới)

Comments: Post a Comment

<< Trở về trang Mục Lục
C�m ơn qu� vị, xin mời v�o trang sau đ�y:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • This page is powered by Blogger. Isn't yours?