Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

Thursday, June 23, 2005

 

Tại sao là Công giáo? Bài 6

LÀ CÔNG GIÁO CAO CẢ LẮM SAO!

Ý THỨC THÂM SÂU VỀ LỊCH SỬ

THÁI ĐỘ LẠC QUAN


(Bài 6)



Hoàng Quý viết theo Lm. Richard Rohr




Ý THỨC THÂM SÂU VỀ LỊCH SỬ


Theo linh mục Rorh, ý thức Công giáo là một ý thức lịch sử. Tham dự vào truyền thống Công giáo có nghĩa là Giáo hội ý thức về cuộc sinh tồn lâu dài của Giáo hội trong chiều dài lịch sử nhân loại. Thế giới Tây phương đã cảm nhận được sự hiện diện của Giáo hội và tầm ảnh hưởng của Giáo hội trên văn hóa Tây phương trong suốt hai mươi thế kỷ quạ Chính nhờ Giáo hội có chiều dài lịch sử đó, người Công giáo có một tầm nhìn lịch sử độc đáọ



Tuy nhiên phần đông chúng ta trong thế giới ngày nay chỉ nghĩ đến hiện tại. Chúng ta quên rằng nhiều vấn đề ngày nay chúng ta đang phải đương đầu mang tính chất cá nhân hoặc xã hội đều đã được Giáo hội đề cập và giải quyết từng bao thế kỷ qua rồi. Giải quyết cho nhiều vấn đề cá nhân, thường liên quan tới chuyện tội lỗi của mỗi người, chính là phải sống Tin Mừng trong xã hội. Giải quyết cho nhiều vấn đề xã hội, thường liên quan đến các tội ác xã hội, chính là phải chia sẻ Tin Mừng với thế giới.



Người Hoa Kỳ quên đi mau chóng trước đây Anh quốc, rồi Đức quốc và Nhật Bản là kẻ thù của mình. Chúng ta cũng quên đi biết bao triệu người bị hãm hại và giết chết tàn bạo dưới chế độ Phát xít và Cộng sản. Chúng ta cũng quên đi mất hàng bao ngàn vạn sinh linh đã chết dưới bom nguyên tử và bom tự sát. Họ đều là anh em của chúng ta trong Chúa Kitô. Giờ đây chúng ta dễ dàng hình dung ra họ là những kẻ thù của chúng tạ Tuy nhiên lịch sử chứng tỏ cho chúng ta rằng có những người đã một lần là những kẻ thù của chúng ta, bây giờ lại là trở thành bạn hữụ Cụ thể với Hoa Kỳ, Việt Nam trước đây là kẻ thù, giờ đây hai bên đang bắt tay nhau như những người bạn.



Trong suốt 2000 năm qua, Giáo hội đã sống dưới bao triều đại vua chúa, các đại đế, trong các chế độ dân chủ hoặc độc tài, tư bản hoặc cộng sản. Tầm nhìn lịch sử của Giáo hội chứng minh cho chúng ta rằng chúng ta chẳng phải sợ bất cứ một hệ thống chính trị hoặc kinh tế nàọ Tin Mừng của Chúa Kitô có thể sống, có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào và bất cứ điều kiện nàọ Lịch sử đã chứng minh Kitô giáo đã triển nở nhiều nhất lại vào những thời kỳ Giáo hội bị bách hại.



Nếu chúng ta nhìn vào quá khứ của Giáo hội, chúng ta hiểu rằng chiến tranh chỉ giải quyết được những vấn đề trước mắt và đồng thời lại phát sinh những vấn đề mới. Về lâu về dài, chỉ có một giải quyết khôn ngoan cho con đường tìm kiếm hoà bình, không phải một loại hòa bình thế giới đem đến bằng khí giới, nhưng là một thứ hoà bình đến từ tình thương như Chúa Giêsu thể hiện, chính là chúng ta yêu thương các kẻ thù của chúng tạ



Một nhà hài hước Công giáo có lần phát biểu: "Chúng ta phải yêu thương kẻ thù của chúng ta - trong đó có cả các chủ chăn!" Thường trong một tập thể hay một cơ cấu nào, người ta thường hay ghét những người mang trách nhiệm hơn là những người ở ngoài. Trong Giáo hội chúng ta cũng thường ghim nỗi tức giận với hàng giáo sĩ hoặc tu sĩ. Đôi khi nỗi tức giận này mang tính cách cá nhân vì đụng chạm hoặc xúc phạm đến cá nhân họ. Thông thường nỗi tức giận này chống lại một cá nhân chúng ta chưa từng gặp mặt hoặc chống lại uy quyền một cách chung chung vì đã làm một chuyện gì đó hoặc làm điều thất bại trong Giáo hội.



Khi nỗi tức giận của chúng ta nổi dậy đáp ứng cho những thay đổi trong Giáo hội (hoặc chúng ta tin rằng những thay đổi đó quá nhanh, quá nhiều hoặc quá chậm, quá ít), chính vì chúng ta chỉ nhìn vào hoàn cảnh trước mắt hơn là mang cái nhìn bao quát của lịch sử. Ý thức về lịch sử của Công giáo quá dài rộng đến nỗi nhiều chuyện đã xẩy ra hoặc đã thất bại trong Giáo hội chỉ có thể hiểu được trong tầm nhìn lịch sử.



Như những cá nhân, chúng ta có khuynh hướng nhìn những thay đổi theo hạn kỳ hàng năm, trong lúc Giáo hội như một cơ chế, lại nhìn những thay đổi theo hạn kỳ thế kỷ. Phần đông các nhà lãnh đạo Giáo hội tại Roma nghĩ về những thay đổi đang diễn ra chậm chạp theo dòng thời gian các thế hệ. Quý ngài nhìn thấy mức tiến hóa chậm rãi, thí dụ như từ nghi thức rửa tội người lớn đến trẻ em, từ giáo sĩ có gia đình đến độc thân, từ các cử hành bí thức phi hình thức (informal) đến hình thức, từ luật lệ về hôn phối đơn giản đến phức tạp, và do đó quý ngài bối rối trước những đòi hỏi phải thay đổi ngược lại tức thời. Quý ngài hoàn toàn bằng lòng tiếp tục mặc cho các sự việc biến hoá chậm rãi, dưới sự dìu dắt của Thánh Thần và chỉ thay đổi cơ cấu khi không thể nào tránh né được nữạ



Điều này không phải không hàm chứa một trì trệ cơ chế vẫn tồn tại trong Giáo hội hoặc tính ngoan cố nơi những nhà lãnh đạọ Và điều này cũng gợi cho chúng ta biết rằng không phải tất cả mọi chống cự lại các thay đổi đều là kết quả của tính cứng cỏi ác ý hoặc bệnh hoạn. Thường thường các nhà lãnh đạo Giáo hội từ chối thay đổi ngay tức khắc vì quý ngài nhìn ra sẽ không tránh khỏi các thay đổi xẩy ra, tuy nhiên muốn giảm thiểu các phản ứng tiêu cực.



Việc chạm chạp thay đổi tạo ra những đau khổ cho những ai nhìn ra những lợi ích tốt đẹp từ kết qủa của đổi mới, chẳng hạn như việc cho phép các linh mục đã tục hóa giờ đây trở lại với mục vụ tích cực hơn, khuyến khích giáo dân đảm trách các chức vụ lãnh đạo và tản quyền của hàng giáo sĩ cho giáo dân. Những khổ đau đó thật bất hạnh. Thật buồn đau cho nhiều người thiện chí trong Giáo hội. Họ nhìn thấy các thành quả của việc đổi mới có thể khai diễn giờ đây đang tàn héo trước mắt, đang chết khô thảm hại. Họ cảm nhận được Giáo hội sẽ tiến triển tốt đẹp biết bao nếu như Roma chịu thay đổi ngay lập tức.



Ý thức về lịch sử của Công giáo không giải tỏa được những khổ đau đó, nhưng có thể làm dịu bớt những khổ đau. Một ý thức thâm sâu về lịch sử giúp chúng ta nhận ra rằng việc thay đổi cho tốt hơn đã khai diễn rồi và tiếp tục đem đến cho chúng ta hy vọng những thay đổi vẫn sẽ còn tiếp tục. Ý thức lịch sử còn giúp chúng ta cảm nhận được rằng Thánh Thần vẫn đang tác động trong Giáo hội đến một cuộc sống tràn đầy hơn và tự do hơn. Ý thức lịch sử nhắc chúng ta hãy tập trung vào những thay đổi đang khai diễn, thay vì than vãn những thay đổi chưa thành hình.



Có lẽ chúng ta phải nói rằng một nhân đức đặc biệt, nhân đức kiên nhẫn Công giáo phát xuất từ việc thẩm định được giá trị lâu dài của truyền thống Công giáọ Kiên nhẫn sẽ giúp chúng ta đỡ bất nhẫn với cơ chế và làm dịu nỗi bất bình, tức giận với các nhà lãnh đạọ Kiên nhẫn giúp chúng ta nhìn Giáo hội từ cái nhìn gần gũi hơn với cách thức Thiên Chúa nhìn lịch sử nhân loại bằng một sự kiên nhẫn linh thánh. Và kiên nhẫn giúp chúng ta khôn ngoan cộng tác với Chúa Thánh Linh khi chúng ta hãy làm những gì có thể làm được trong Thân Thể Chúa Kitô và việc còn lại hãy trao phó trong tay Ngài.




THÁI ĐỘ LẠC QUAN


Tất cả các ưu điểm, các đặc tính của Công giáo đã được đề cập trong những bài vừa qua đều phát sinh từ thái dộ lạc quan về đời sống, về bản tính nhân linh và về lịch sử. Một ý thức Công giáo thực sự sẽ nhìn thế giới cả dưới cả hai khía cạnh tốt và xấu, tuy nhiên tập trung vào khía cạnh tốt nhiều hơn. Công giáo nhìn con người nơi ưu điểm, nơi điểm mạnh cũng như khả năng của họ tiến tới hoàn hảo nhiều hơn. Công giáo nhìn những thăng trầm của lịch sử và nhấn mạnh tiến bộ phải vượt qua suy thoái.



Công giáo chấp nhận thực tại của tội lỗi và tội ác, nhưng không đặt khởi điểm ở đó. Công giáo bắt đầu với việc tạo dựng thiện hảo và xác định rằng tội ác chỉ có thể đo lường như thiếu thiện hảo hoàn toàn, như một bất toàn cần thiết của thế giới không phải là Thiên Chúạ Công giáo bắt đầu với bản chất thiện hảo nguyên thuỷ của con người và nhắc nhở rằng tội lỗi là hậu quả lạm dụng của tự do con người, là tác dụng của chọn lựa đi lạc đường.



Thái độ lạc quan Công giáo lan tỏa trong mọi lãnh vực từ triết lý, thần học cho tới đạo đức của Công giáọ Ở đây chúng tôi không đi sâu vào những nhận định này, và muốn nói đến Giáo hội Công giáo là nơi chúng ta có thể tìm thấy các Kitô hữu cao cả hơn cả đời sống. Các cá nhân như các Thánh Augustinô và Tôma, Catarina và Têrêsa Avila, Phanxicô và Têrêsa Calcutta thực sự là những khuôn mặt anh hùng. Kỷ luật tôn giáo của các ngài đã dẫn đưa qúy ngài tới đỉnh cao của phát triển tâm linh và chiều sâu dấn thân chính mình. Quý ngài thực sự là những con người hoàn hảo và thánh thiện trong truyền thống Công giáọ Quý ngài được xưng tụng như những vị đại thánh.



Tuy nhiên đây lại là điều bất hạnh cho nhiều tín hữu Công giáọ Họ không cố công để tiến xa hơn. Họ chỉ đứng phía sau chỉ chỏ quý ngài là những vị thánh vĩ đại trong Công giáo, như thể các vị thánh này đã đủ xác quyết cho đời sống đạo đức của Giáo hội Công giáo rồi. Phần đông người Công giáo không cảm nghiệm được một cuộc biến đổi cá nhân, không bao giờ họ đi ra ngoài những câu kinh quen thuộc, chẳng bao giờ đọc Kinh Thánh, họ cũng chẳng bao giờ lớn lên vượt qua nền luân lý cổ truyền. Và như vậy chẳng bao giờ họ có thể trở thành một nhà tu đức nhỏ bé.



Điều đó đáng buồn thật, nhưng trong nhiều cách thức Giáo hội cơ chế đã là nguồn gốc của nghịch thuyết nàỵ Giáo hội duy trì sống động được truyền thống vĩ đại Công giáo, nhưng thường giữ bí mật sức sống tiềm ẩn này khuất mắt mọi người và chỉ một số người đặc ân bước chân vào các tu viện hoặc các dòng tụ Giáo hội thường phê phán lầm lạc về các thánh nhân khi các ngài còn sống và chỉ tôn vinh khi các ngài đã khuất bóng. Quần chúng Công giáo trong thời Trung cổ cũng như thời đại tân tiến ngày nay được dẫn dắt để tin rằng các thánh nhân là những trường hợp sống ngoại lệ đặc biệt hơn là những gương mẫu để mọi người có thể ngưỡng vọng đạt tới. Các nhà lãnh đạo Giáo hội thường bằng lòng nuôi dưỡng các tín hữu bằng các mẩu bánh vụn thay vì mời họ tham dự đại tiệc của Vương quốc Thiên Chúạ Có lẽ nếu như Giáo hội Trung cổ đã sống đúng với sứ mệnh của mình thì cuộc Cải Cải của Tin Lành đã không xẩy rạ Có lẽ nếu như Giáo hội tân thời sống đúng với tầm nhìn hiệp nhất, thì Âu châu đã giảm bớt được biết bao cuộc chiến tranh tôn giáo và hai cuộc thế chiến mà phần chính khởi động lại là các Kitô hữu và ngoài Kitô hữu (ex-Christians).



Những thất bại của Công giáo như một cơ chế đã để lộ ra mặt đen tối của lịch sử Giáo hội. Việc thẩm định giá trị của công cuộc tạo dựng đôi khi đã quá nhấn mạnh "đời sống tốt đẹp" cho những người nắm quyền hành và lại làm ngơ trước những nhu cầu túng thiếu của những người nghèo khổ. Trong những thế kỷ vừa qua, Giáo hội Công giáo mang nhiều tính chất địa phương hơn, thường hành xử một cách hẹp hòi theo lề lối Âu châu hoặc Ý Đại lợi. Ngày nay Giáo hội cũng đòi hỏi các tín hữu vâng phục theo lề luật thay vì phải sống lối sống thánh thiện. Giáo hội duy trì mọi người sống đúng hiện trạng hơn là biến đổi xã hội. Giáo hội cũng thường dẫn dắt lầm lạc cho mọi người sống phù hợp với tập thể và loại trừ cá nhân.



Phải ngay thẳng và lương thiện nhìn nhận rằng Công giáo có khá nhiều ưu điểm trổi vượt để chúng ta hãnh diện mình là người Công giáo, như Lm. Rohr vừa trình bầy

trong chương thứ nhất của cuốn "Why to be Catholic?" Và trong những bài lần tới, chúng tôi sẽ đề cập về chương hai của cuốn sách trình bầy về những khuyết điểm, những mặt trái của Công giáọ Thách thức để là người Công giáo chính là phải biết cả hai mặt tốt và xấu của Giáo hội, nhưng phải xác quyết điều tốt để xây đắp nên những gì tối ưu cho truyền thống Giáo hội chúng tạ

Comments: Post a Comment

<< Trở về trang Mục Lục
C�m ơn qu� vị, xin mời v�o trang sau đ�y:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • This page is powered by Blogger. Isn't yours?