Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

Friday, June 24, 2005

 

BẢO TỒN VIỄN ẢNH TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT Bài 1

Hoàng Quý viết theo Malphurs

LTS. Trong loạt bài viết về Viễn ảnh Mục vụ, chúng tôi thường nhắc tới Khóa Tĩnh Huấn kỳ II do Miền Tây Nam đứng tổ chức, vì đây là mốc điểm đánh dấu một bước tiến quan trọng của Cộng đồng Dân Chúa: ngoài các khóa huấn luyện căn bản của một số Phong trào, Khoá Tĩnh Huấn kỳ I & II của Miền Tây Nam đánh dấu sự phối hợp làm việc chặt chẽ và hòa đồng giữa hàng giáo sĩ và các ban chấp hành giáo dân. Khóa Tĩnh Huấn đặt nặng phần tu dưỡng nội tâm, trao đổi những phương thức hoạt động mục vụ mới, đề ra những đường lối làm việc hiệu năng hơn, chia sẻ tâm tình giữa các linh mục quản nhiệm và các viên chức giáo dân.


Khởi hành từ Khóa Tĩnh Huấn

Hai đề tài quan trọng của Khóa Tĩnh Huấn do Ban Cấp Hành Miền Tây Nam Hoa Kỳ vừa tổ chức trong tháng 9 vừa qua: Làm việc theo Viễn Ảnh và Đội Ngũ, đã gây được nhiều hứng khởi trong Khóa. Mọi người đều nhận ra tầm quan trọng của các hoạt động mục vụ trong Cộng đoàn, Cộng đồng hoặc Đoàn thể trong thời đại mới nên đi theo các phương thức mới của Viễn Ảnh Và Đội Ngũ. Tuy nhiên, một số người cảm thấy quan ngại khi nhận định: Làm việc theo Viễn Ảnh và Đội Ngũ thật cần thiết và hữu ích đấy, nhưng làm thế nào để sau khi đi dự khóa về, những kiến thức này không bị chết iểu hoặc trở thành một mớ lý thuyết suông vô bổ, nhưng trái lại, có thể thực hiện nổi tại mỗi địa phương.

Trả lời cho những nghi ngại ấy, linh mục Đinh Ngọc Quế xin mọi người hãy bền tâm kiên nhẫn theo gương Chúa Kitô: suốt ba năm Ngài kiên trì hướng dẫn các môn đệ đi theo Viễn Ảnh cứu thế và làm việc theo Đội Nhóm với Ngài. Đây không phải là việc làm của thời gian ngắn ngủi hoặc đốt giai đoạn được, nhưng là công việc làm liên tục và trường kỳ của Thánh Thần. Những gì chúng ta được thắp sáng ngọn đuốc trong Khóa Tĩnh Huấn, chúng ta cần phải tiếp tục châm dầu và bảo vệ cho ngọn đuốc tâm linh ấy cháy suốt trong hành trình Về Đất Hứa của mỗi người chúng ta. Không thể có một lối giải quyết dễ dàng và mau chóng cho hoạt động tông đồ miên trường được. Chính Chúa Kitô, trước khi xuống núi hoạt động, Ngài đã dành ra 40 đêm ngày chay tịnh, cầu nguyện, suy tư cho những viễn ảnh và những phương thức Ngài phải đem ra vận dụng. Rồi trước mỗi hoạt động, Ngài và các môn đệ cùng quây quần cầu nguyện và trao đổi học hỏi.

Thế thì, những gì chúng ta mới thâu nhận được trong Khóa Tĩnh Huấn mới chỉ là những thắp sáng làm khởi điểm cho những tìm kiếm, học hỏi, cầu nguyện liên tiếp trong suốt cuộc đời hoạt động của chúng ta. Nếu ai nhận định rằng khóa học đã xào nấu cho họ những món ăn ”food to go” sẵn sàng rồi, và chỉ việc mở ra ăn liền là xong, quả thực nhận thức của học sai lầm nhiều lắm. Sau khóa học, mỗi người cần phải tiếp tục cầu nguyện, học hỏi, trao đổi, đồng thời những giới chức trách nhiệm cũng cần phải tạo cơ hội học hỏi và trao đổi sau khóa học bằng cách mở những khóa ”bỏ túi” để hướng thêm và thực tập tại chỗ, cũng như tiếp tục cung cấp các tài liệu học hỏi cho các tham dự viên. Từ trước tới nay, chúng ta đều mắc một chứng bệnh chung là những khóa viên sau khi dự khóa về, tự cho mình đã ”mãn khóa” rồi và khỏi cần học hỏi riêng tư thêm, trong lúc những thành phần tổ chức khóa mãn nguyện về thành công của khóa, thế là khoán trắng cho Chúa Thánh Linh làm việc, còn chính mình khỏi cần phải theo dõi, đôn đốc, tiếp tục những khóa ”bỏ túi” hâm nóng và bồi dưỡng nữa. Người ta đua nhau tổ chức những khóa căn bản làm nền, nhưng rồi người ta lại sao nhãng công việc mở những khóa khác để xây dựng trên nền móng đó chứ! Bi hài kịch của chúng ta là thế đấy! Người ta xây nền móng giữ chỗ và ít lo khởi công tiếp tục xây dựng trên những nền móng sẵn có đó!


Trở lại vấn đề bảo tồn hoặc duy trì viễn ảnh mục vụ

Tác giả Malphurs, sau khi đã trình bầy thấu đáo những phương thức khai triển Viễn Ảnh mục vụ, ông dành chương cuối cùng trình bầy về giai đoạn quan trọng của hoạt động theo viễn ảnh, chính là người ta phải biết cách thức bảo tồn Viễn Ảnh trong cuộc sống thường nhật của mình. Phải chăng điều đó không nằm trong chương trình cứu độ của Chúa, ”Chỉ những ai kiên vững đến cùng mới được cứu rỗi”?

Trong bài lần trước bàn về ”Những phương thức vượt qua các trở ngại”, chúng ta tôi đã trình bầy các phương thức giúp vượt thắng các trở lực trên đường đi tới thực hiện viễn ảnh. Mỗi hoạt động đều có những khó khăn và những vướng vít riêng. Chả thế, để thực hiện viễn ảnh cứu độ loài người sau khi sa ngã, Thiên Chúa đã sai chính Con Một Ngài đi vào trần thế làm người, để cũng đói khổ, cũng bị bách hại, bị ghen ghét, bị chê bài, bị bắt bớ và sau cùng bị chết treo trên thập giá, trên đường cứu thế sao! Phải chăng, chúng ta những người đi theo Ngài, hoạt động cho Ngài, chúng ta thoát khỏi thông lệ Ngài đã trải qua sao? Qua thánh giá để bước vào ánh sáng, ”Per crucem ad lucem!”, đó là con đường Ngài đã đi qua.

Tác giả Malphurs dành ra chương này để bàn về một trở ngại then chốt nhất, chính là làm thế nào thắng lướt được sự thất đảm, thất vọng trong khi hoạt động. Chính ở chiến trường này mà người chiến binh của Chúa Kitô bảo tồn được hoặc duy trì được viễn ảnh mục vụ của mình.


I. Đặt vấn đề

Nhà lãnh đạo cùng với đội nhóm sau khi đã được trang bị khá đầy đủ kiến thức chuyên môn và sức mạnh tâm linh, giờ đây họ cùng dắt nhau xuống núi, xuống đồi để đi vào chiến trường cuộc sống thường ngày để thực hiện những mục tiêu mục vụ. Bình xăng kiến thức và tâm linh họ đổ đầy tràn trên đồi, trên núi đang dần dần vơi đi. Họ phải đối diện với những trở ngại đặc biệt là những người chung quanh cùng chung sống và cùng hoạt động trong cộng đoàn, và những biến cố dồn dập xẩy tới, khiến cho nhiệt tâm của chính họ và các cộng sự viên dần dần đi vào khủng hoảng và có khi còn đi tới chán nản, tuyệt vọng, rồi tháo chạy bỏ cuộc. Như vậy chán nản và tuyệt vọng đang giết chết dần viễn ảnh và đội ngũ. Tác giả trình bầy về những thất đảm hoặc chán nản như sau:


Chán nản

Một mặt, nhà lãnh đạo khải thị phải đương đầu với những đối kháng chống lại những tư tưởng hoặc những viễn ảnh của họ. Mặt khác, họ phải quan tâm tới việc trả lời, đáp ứng cho những đối kháng này. Thường thường câu trả lời đầu tiên chứa chất nhiều giận dữ và theo sau đó là nỗi mệt mỏi chán chường khi cảm thấy mình đã đem hết nhiệt tâm và khả năng ra làm việc, thay vì được tưởng lệ và tiếp tay, họ lại bị chê bai hoặc tấn công. Điểm thách đố nằm ở đây, hoặc họ kiên vững tiếp tục đường lối họ đã nhìn thấy và phải đi tới cùng, hoặc họ chán nản buông xuôi và phó mặc cho viễn ảnh tiêu tan theo mây khói.


Những nguồn gốc phát sinh chán nản từ con người
Thường thường những chán nản, thất đảm bắt nguồn từ yếu tố nhân sự, ở trong hoặc ở ngoài tổ chức mục vụ, có khi từ cả hai phía. Phần nhiều những đối kháng với lập trường luân lý ”bảo thủ” của Giáo Chủ Gioan Phaolô II đến từ những quốc gia như Hoa Kỳ về vấn đề phá thai, như Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ trước đây về vấn đề chủ trương cho ”linh mục lấy vợ”... Đã nhiều lần ngài bị dư luận diễu cợt hoặc chê bai ”cổ lỗ sĩ”, ”bảo thủ”, ”cộng sản”, có khi còn bị ăn cà chua trướng thối nữa như tại Hòa Lan trước đây...

Tuy nhiên, thường xuyên những chống đối, những phản ứng đến từ những người là thành viên trong tổ chức. Những chống đối vô lý, hoặc không hướng đích ấy phát xuất từ những người cùng trong tổ chức sẽ là những nguyên nhân tác hại tình cảm và tinh thần nhiều nhất cho nhà lãnh đạo. Nhiều vua chúa hoặc tướng lãnh trước đây phanh thây không phải vì mũi tên viên đạn của địch thủ bên ngoài, nhưng vì những nội tuyến, những âm mưu nổi loạn của những quan cận thần hoặc những người cùng trong quân ngũ với mình. Malphurs phân chia ra những loại người chống đối sau đây:


Những người ”hút máu” viễn ảnh (vision vampires). Đây là loại người được sánh ví như những ”con ma hút máu” một cách vô thức hoặc chủ tâm viễn ảnh. Họ thường là những Kitô hữu chân thành tin mình chống đối viễn ảnh một cách đúng đắn. Họ nhận mình là những nhà bảo vệ đức tin can đảm (courageous defenders of faith) và hơn thế còn là những nhà bảo vệ tình trạng hiện thực (defenders of the status quo) của Giáo hội, vì thường họ lẫn lộn tình trạng hiện thực với đức tin. Họ thường cho rằng những người cấp tiến vẫn tìm cách len lỏi vào tổ chứcGgiáo hội. Họ chiến đấu mãnh liệt từ vị trí đồn trú của họ vì họ nghĩ rằng những nhà lãnh đạo khải thị là những kẻ lạc giáo cần phải ”thanh toán”. Thực ra ít khi họ tấn công bằng lời nói hoặc văn từ vì họ thiếu tài liệu Thánh Kinh yểm trợ, nhưng họ tấn công bằng bầy tỏ thái độ tiêu cực.


Những người ”đánh tỉa” viễn ảnh (vision vultures). Đây cũng là loại người ”hút máu” tương tự như trên, nhưng với cường độ yếu ớt hơn. Họ không tấn công viễn ảnh toàn diện như trên, nhưng họ đánh tỉa từng phần. Họ không nghĩ rằng những nhà lãnh đạo khải thị là những kẻ lạc giáo. Họ cũng không gán ghép cho mình vai trò làm hiệp sĩ bảo vệ đức tin. Họ cũng không quan niệm những thay đổi là phi Thánh Kinh. Họ cũng không nhìn viễn ảnh dưới lăng kính thần học. Thực ra họ chỉ muốn mọi sự duy trì như hiện tại và họ rất ngại ngùng hoặc sợ sệt những gì đụng chạm tới đổi thay hoặc canh tân đổi mới trong Giáo hội.

Nói tóm lại, họ đã quen thuộc với những thông lệ của Giáo hội từ trước tới nay. Họ đã bám chặt vào những lề lối giữ đạo sẵn có và họ không muốn một đổi thay nào khác thế. Họ không nghĩ rằng viễn ảnh sai trái cho mọi người, nhưng ít ra sai trái đối với chính họ. Chính vì thế, họ tấn công viễn ảnh không phải toàn diện, nhưng từng điểm nào họ cảm thấy không thích, không chấp nhận được. Thí dụ, đầu tiên họ tấn công lối giảng thuyết mới. Lần sau họ tấn công lối hát thánh ca không hạp thính giác, và cứ thế, họ ”rả rích” suốt ngày này qua tháng kia...


Những người đốt cháy viễn ảnh (Vision firemen). Đây là những nhà lãnh đạo, hay nói đúng hơn, họ là những nhà quản lý trong các tổ chức. Khi họ nghe thấy một viễn ảnh tốt đẹp, lập tức họ đi tìm kiếm vòi rồng gần nhất để dập tắt viễn ảnh. Hẳn bạn hy vọng họ ở trong vị thế lãnh đạo họ sẽ nhóm lửa phải không, nhưng vì họ cũng là ”lính cứu hỏa”, do đó họ dập lửa hay hơn.

Họ thuần túy là nhà quản trị trong các vai trò lãnh đạo, do đó họ không thấu hiểu sâu sắc nghệ thuật lãnh đạo cũng như những mối tương quan giữa lãnh đạo và quản trị. Là nhà quản trị, họ thành thạo về công việc sản sinh ra các kết quả trong trật tự, chứ không phải chạy theo những canh tân đổi mới. Họ cảm thấy mình bị đe dọa trước những giấc mơ canh tân và do đó họ tìm cách bảo vệ những cơ cấu hiện tại hơn là làm việc với những nhà lãnh đạo đi tìm kiếm đổi mới. Thường thường những người này lại là những người cầm nắm những chức vụ quan trọng trong tổ chức mục vụ, và do đó họ gây nhiều cụt hứng cho những ai làm việc theo viễn ảnh.


Nhận diện. Làm thế nào bạn phát giác ra những người chống đối viễn ảnh trước khi họ tác hại nhiều đến viễn ảnh. Cách thức duy nhất là bạn phải biết lắng nghe dòng nước đang chảy trong các ống chữa lửa. Những người chống đối viễn ảnh thường bộc lộ bằng những câu nói tiêu cực như, ”Chúng ta không làm gì khác với thông lệ cả!” - ”Rồi cũng thất bại thôi”. Phần đông họ là những người rất ngại những đổi thay, dầu họ hiểu rằng bên ngoài xã hội đang thay đổi thật vũ bão. Tâm lý chung là các nhà lãnh đạo rất sợ tai tiếng thất bại, do đó họ rất ngại những việc làm gan liều. Họ thường suy nghĩ những thất bại có thể đem lại những tổn thất uy tín của họ. Quả thực thất bại có thể làm giảm thiểu uy tín của nhà lãnh đạo, nhưng dám gan liều chu đáo (good risks) không phải là điều thất bại. Nhiều nhà lãnh đạo đã biết nhìn ra ”thất bại là mẹ thành công”. Trong nhiều trường hợp, không những nhà lãnh đạo rút tỉa được những kinh nghiệm quý giá từ thất bại, nhưng hơn thế, thất bại còn tác động đem lại thành công.


Có số người khác lại thường trưng ra khẩu hiệu, ”Không thể thực hiện được!” Phải, điều đó có thể trúng với những viễn ảnh to lớn. Đây là những người thường quen nhận thức mọi sự việc bằng ngũ quan của mình, trong khi đó lại có những người biết nhận thức bằng trực giác của mình nữa. Những người sau này dễ trở thành những nhà lãnh đạo khải thị. Họ nhìn thấy Chúa hiện diện ở đó. Và Ngài có sở trường kinh doanh những chuyện không thể làm được trở thành hiện thực.

Một số người khác còn bỉu môi, ”Đó là chuyện mơ mộng viển vông” - ”Chuyện không tưởng” - ”Thiếu thực tế” - ”vuột ngoài tầm tay”.... Viễn ảnh thường gây ra chống đối và không được hậu thuẫn thuận lợi và như vậy những nhà thấu thị thường là những người mộng mơ, xa rời thực tế.

Luôn luôn có nhiều người không thích những gì chúng ta đang làm. Phần nhiều những gì chúng ta hoàn thành được trong cuộc sống, thường ngoài mặt không được săn đón. Và phần đông những nhà lãnh đạo tài năng, nhất là trong lãnh vực khoa học, thường hao phí nhiều thời giờ vào công việc mộng mơ. Albert Einstein thú nhận ông làm việc bằng tưởng tưởng nhiều hơn bằng thông tin.

Trong cuốn sách nổi danh của Joel Arthur Barker, nhan đề 'Discovering the Future', tác giả liệt ra một lô danh sách các câu khẩu hiểu của các đối thủ chống lại các nhà viễn ảnh:
“Làm gì được, chỉ là chuyện không tưởng”
“Chúng ta đừng làm theo lối đó”
“Thực là thay đổi tận gốc”
“Trước đây chúng tôi đã thử nhiều rồi, nhưng chỉ là công dã tràng”
“Chúng ta chỉ trở thành trò cười cho thiên hạ”
“Chớ gì chuyện đó thuận buồm xuôi gió”
“Chuyện đó không chấp nhận được”
“Tôi luôn nghĩ chúng ta hơi lập dị đó”
“Ai nói rằng anh có thể thay đổi được quy luật”
“Thôi, trở lại thực tế đi”
“Anh dám cho rằng những gì chúng ta đang làm là lầm lạc sao?

Hoặc những câu đại loại như:
“Nếu anh từng hoạt động như chúng tôi trong những năm dài dẵng đã qua, hẳn anh sẽ nhận ra ngay những gì anh đề nghị cbỉ là những chuyện hoàn toàn phi lý và kỳ quái...”


Những nguồn gốc khác phát sinh chán nản khác

Ngoài những nguốn gốc phát sinh chán nản từ con người gây ra như trên, sau đây là một số những nguồn gốc khác đưa tới chán nản: thất bại, sợ hãi, mệt nhọc, vỡ mộng. Những nguyên do này tác động đến con người rất mạnh. Nhà lãnh đạo có thể trở thành thất đảm do một hoặc nhiều nguyên do này phối hợp cùng tác động.


Thất bại. Sách Nêhêmia 4:7-10 thuật lại các kẻ thù của dân Do Thái như Sanballat, Tobia và nhiều kẻ chủ mưu khác cùng đồng loạt tấn công người Do Thái tại Giêrusalem. Những tin tức loan đồn tấn công này đè nặng áp lực thất đảm trên toàn dân. Kết quả là nhiều người đánh mất khả năng viễn ảnh và chấp nhận thua cuộc, ”Chúng ta vô phương xây dựng lại tường thành.”

Thực ra chúng ta có thể học hỏi được từ thất bại và những nhà lãnh đạo tài ba là những người đã được thất bại đánh động chỗi dậy như câu nói bất hủ của Corneille ”Hàng ngàn người đã làm được điều đó, tôi cũng phải làm được” (Mille l'ont fait, je pourrais le faire). Như vậy thất bại có thể làm nhụt nhuệ khí con người, và cũng như có thể trở thành vận hội cho người ta gắng sức thực hiện viễn ảnh, như dân Do Thái đã làm trong thời đại Nêhêmia và trong thời hiện đại, họ đã trở về lập quốc.


Sợ hãi. Trong lúc thất bại dậy dỗ, uốn nắn và tác động, thì sợ hãi chỉ đem lại thất đảm và làm tê liệt khả năng con người. Để đánh bại người Do Thái, các đối thủ tung vào Giêrusalem các tin đồn sẽ tấn kích để người Do Thái xa rời dần viễn ảnh trước mắt. Các đối thủ còn âm mưu thâm độc hơn nữa khi họ gửi tới nhà vua Artaxerxes một thông điệp giả mạo nói rằng Nêhêmia đang thực hiện kế hoạch lật đổ nhà vua để leo lên ngai vàng tại Giêrusalem. Lập tức nhà vua phản ứng thật dữ dội và tàn bạo. Nêhêmia trả lời thật mau lẹ khi ông cắt nghĩa cho nhà vua (Nkm 6:9), ”Quả thế, hết thảy chúng muốn làm chúng tôi khiếp sợ, tưởng rằng :'Tay họ sẽ buông lơi công việc và việc sẽ không thành'. Trái lại, tôi càng phấn chấn mạnh tay.”


Mệt mỏi. Những mệt mỏi cũng đã gây không ít chán nản cho dân Do Thái dưới thời Nêhêmia. Theo Nkm 4:10, dân chúng bắt đầu cảm thấy suy yếu thể xác rồi lan tới thất đảm tinh thần. Thân xác chúng ta cũng cần phải biết nghỉ ngơi đúng lúc để phục vụ Thiên Chúa hoàn hảo hơn. Chính vì thế, khi thân xác mệt mỏi, con người dễ dàng bị tổn thương và chán ngán. Điều đó đã được chính Chúa Kitô nhắn nhủ, ”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ; tinh thần thì mau lẹ, nhưng xác thịt thì nặng nề.”


Lo lắng. Thêm vào các yếu tố như sợ hãi và mệt mỏi thểá xác, dân Do Thái dưới thời Nêhêmia con lắng lo địch quân bất cứ lúc nào cũng có thể uy hiếp mạng sống họ và từ đó viễn ảnh đi dần tới chỗ tiêu tan.

Comments: Post a Comment

<< Trở về trang Mục Lục
C�m ơn qu� vị, xin mời v�o trang sau đ�y:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • This page is powered by Blogger. Isn't yours?