Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

Sunday, August 21, 2005

 

BẠN CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO NGÀY NAY THẾ NÀO?

Chương Ba


Viết theo Lm. Richard Rohr

Trong suốt thời gian vừa qua chúng ta đã khai triển hai chương đầu của cuốn sách giá trị của linh mục Rohr, dòng Phan Sinh. Chúng ta đã hiểu biết một cách tổng quát và đôi khi có vẻ trừu tượng về quá khứ, khía cạnh trong sáng của truyền thống Công giáo cũng khía cạnh đen tối của lịch sử Công giáo. Chúng ta đã hiểu biết về nền văn hóa Đông phương và Tây phương, về các nhóm sắc tộc và các quốc tịch, về tâm lý nam tính và nữ tính. Chúng ta đã nhìn xem những ưu và khuyết điểm của quá khứ Giáo hội đã chiếu sáng hoặc phủ bóng tối lên Giáo hội ngày nay. Bây giờ là thời điểm tác giả thay đổi tầm nhấn mạnh và tỏ ra chuyên biệt và cụ thể hơn về cách thức chủ thuyết Công giáo cần phải được các cá nhân và các cộng đoàn đặc biệt sống ra sao. Bây giờ là thời điểm tác giả đề cập về người Công giáo phải sống thế nào trong hiện tại và tương lai.

Cùng với tác giả ngay từ đầu, chúng ta đã hỏi tại sao (why) là Công giáo; và bây giờ là thời điểm đặt ra câu hỏi phải sống Công giáo thế nào (how). Giống như câu hỏi đầu, câu hỏi này là một câu hỏi mới. Trong quá khứ, khi lớn lên người ta biết trở thành Công giáo thế nào. Người ta học về Công giáo bằng cách thấm dần nhờ gia đình, giáo xứ và nhóm sắc tộc. Người ta không đặt vấn đề mình trở thành Công giáo thế nào. Đơn giản khi lớn lên đã là Công giáo rồi. Công giáo tựa như không khí người ta thở, như sữa mẹ người ta được nuôi dưỡng, như thức ăn người ta được nuôi nấng. Người ta biết mình là Công giáo thế nào vào lúc người ta lớn lên đủ để nhận ra rằng mình đã là Công giáo trong lúc những người khác trong thế giới không phải thế.

Nếu có lợi điểm lớn lên đã tự động là Công giáo rồi, thì càng có lợi điểm to lớn hơn khi chọn là người Công giáo. Ơn thánh luôn luôn hoạt động tốt hơn trong thực tế tự do và quyết định cá nhân. Đó là trường hợp những người trở lại luôn luôn hiểu biết đạo hơn những người đã sinh ra và lớn lên trong Giáo hội. Đó là trường hợp của những người Công giáo nổi tiếng trở lại như Thánh Phaolô, Thánh Augustiô trong thế giới ngày xưa; John Henry Newman và G.K. Chesterton cách đây không lâu; Thomas Merton và Dorothy Day trong thời đại chúng ta.

Chọn là người Công giáo cũng giống như chọn là Kitô hữu. Ngay cả người Công giáo cũng phải làm cuộc lựa chọn này. Họ phải nghe tiếng Chúa gọi đi theo Chúa Giêsu, phải quy phục Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã quy phục, phải được tràn đầy Thánh Thần như Chúa Giêsu khi xưa. Trước tiên họ phải mong muốn đi vào đối thoại với Chúa và rồi đáp trả những gì họ nghe Chúa nói với họ. Một khi họ nói tiếng xin vâng trong cuộc đối thoại này, họ lắng nghe xem nơi đâu Chúa dẫn dắt họ tới. Họ đi vào mối giây thông hiệp riêng tư với Chúa.

Nhiều tín hữu tốt lành, nhiều vị thánh, nói theo kiểu Công giáo, họ đi vào mối giây thông hiệp này, nhưng họ không nghe Chúa gọi họ làm người Công giáo. Có lẽ họ cũng nhìn thấy một cách đau khổ khía cạnh bóng tối của Công giáo hơn là khía cạnh trong sáng. Có lẽ họ không bao giờ gặp một người Công giáo nói với họ về Chúa. Có lẽ họ chưa bao giờ ở trong Giáo hội Công giáo. Trái lại cũng có những người nghe Chúa gọi họ từ trong Giáo hội Công giáo hoặc đến với Giáo hội Công giáo. Trong quá khứ họ không chính thức là người Công giáo. Ngày nay cả khi họ được rửa tội là người Công giáo, họ nghe tiếng Chúa gọi họ sống cuộc đời như những Kitô hữu trong truyền thống Công giáo.

Một khi người ta nghe tiếng gọi này từ Chúa, niềm tin tôn giáo của họ không còn phải là vấn đề "phải." Họ không phải là người Công giáo; họ không phải đi lễ ngày Chúa Nhật; họ không phải tin vào quyền bính của giáo hoàng. Hơn thế, họ chọn làm những việc này vì họ sống trong mối giây thông hiệp riêng tư với Chúa và họ nghe Chúa hỏi họ đi theo Ngài trong Giáo hội Công giáo. Đây là lối sống đạo trưởng thành là người Công giáo hơn là chỉ đơn giản sinh ra và lớn lên là người Công giáo. Đây là cách thức là người Công giáo cởi mở với nhiều người hơn là trong quá khứ. Đây là cách thức đương thời là người Công giáo và trong thời đại chúng ta, khi không ai có thể ép buộc chúng ta là Công giáo, đó là cách thức thật thích hợp.

Kỳ tới: Là người Công giáo mang ý nghĩa gì?

Comments: Post a Comment

<< Trở về trang Mục Lục
C�m ơn qu� vị, xin mời v�o trang sau đ�y:
  • NGỌN NẾN NHỎ
  • This page is powered by Blogger. Isn't yours?